Ti - 0911212468

Hưng Thịnh Catering chuyên nhận đặt tiệc liên hoan trọn gói ở như: Tiệc liên hoan công ty, buffet, tiệc cưới, tiệc tại nhà, tiệc cao cấp...

Tiệc buffet trọn gói

Hưng Thịnh Catering nhận đặt tiệc buffet cho các khu công nghiệp, các công ty, các tòa nhà văn phòng và các hộ gia đình tổ chức liên hoan...

Tiệc cưới

Tiệc cưới được chuẩn bị chu đáo từ việc nấu cỗ, các món ăn nóng sốt, không gian trang trí với phông nền đẹp, hoa tươi...

Giá cả hợp lý

Hưng Thịnh Catering với dịch vụ đặt tiệc trọn gói - giá cả phù hợp là lựa chọn cho đông đảo thực khách

Tổ chức tiệc tại nhà theo yêu cầu

Với đội ngũ đầu bếp tài năng và nhân viên phục vụ chuyên nghiệp, nhiệt tình. Tiệc Hưng Thịnh phục vụ 24/24h tại nhà theo yêu cầu khách hàng

Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2016

Cách làm giò bì phố Xuôi - Tiên Lữ - Hưng Yên

Nếu ai đã có dịp ghé thăm huyện Tiên Lữ - Hưng Yên không thể không ghé vào phố Xuôi thưởng thức giò bì ngon tuyệt. Các bạn có thể học lỏm bí quyết làm món này ngay tại nhà mình đấy. Hãy cùng tham khảo công thức dưới đây nhé.


NGUYÊN LIỆU:

  • 1 kg thịt nạc mông
  • 300g bì lợn (da heo)
  • 1 thìa súp hành tím băm
  • 1 thìa súp hạt nêm
  • 1 thìa súp nước mắm, lá chuối gói bì

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN:

- Thịt nạc mông rửa sạch, dùng khăn sạch thấm khô, thái nhỏ, cho vào cối quết nhuyễn

- Bì lợn cạo rửa sạch, luộc chín, xả qua nước lạnh, dùng khăn lau khô, xắt sợi bằng đầu đũa

- Cho bì lợn, hành tím, hạt nêm và nước mắm vào cối quết đều tay đến khi thấy nặng tay là được


- Cho hỗn hợp vào lá chuối, gói lại thành từng chiếc nhỏ bằng 2 ngón tay, cho vào nồi luộc chín

- Khi ăn thái khoanh, dùng kèm đồ chua.

Mách Nhỏ: Giò vừa luộc chín còn nóng tuy thơm, ngon nhưng phải để giò "đanh" lại, khi ấy giò sẽ săn, giòn và ngon hơn. Nếu treo nơi thoáng mát sẽ để được 15 ngày.

Chúc các bạn thành công!

Xem thêm: Dịch vụ đặt tiệc cưới, tiệc buffet, tiệc liên hoan tại Tiên Lữ - Hưng Yên với Hưng Thịnh Catering

Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2016

Về Phố Hiến thành phố Hưng Yên thưởng thức bún thang lươn

"Thứ nhất kinh kì, thứ nhì Phố Hiến" - chẳng phải ngẫu nhiên mà người ta phong cho Hưng Yên cái tên như vậy. Với những người Hưng Yên xa xứ, bún thang lươn - món ăn mang đậm hương vị của đồng quê Hưng Yên vốn là món ăn nhiều nhớ thương. Món bún thang lươn Hưng Yên chẳng kén người ăn, thích hợp với mọi đối tượng và là thức quà sáng thân thiết của nhiều người. 

1. Bún thang lươn


Khi khách bắt đầu gọi món, người bán hàng mới thoăn thoắt trần bún, đổ lươn, thêm một chút gia giảm rồi chan nước dùng được nấu theo bí quyết riêng của từng nhà hàng để các thực khách có món bún thang nóng hổi để thưởng thức.

Nếu bún thang Hà Nội không dùng kèm rau sống bởi rau sống làm bát bún chóng nguội thì bún thang Hưng Yên nhất thiết phải có rau sống đi kèm để bớt đi cảm giác béo ngậy của thịt lươn và thịt mỡ.

Sở dĩ bún gọi là bún thang lươn bởi ngoài lươn, tô bún còn có nhiều thành phần giống như bún thang bao gồm giò lụa, trứng... Giò phải là thứ giòn không hàn the; trứng là trứng tráng thật khéo thật mỏng để gặp nước cũng không bị nát mà phải dai. Ngoài ra, bún thang lươn còn có thịt lơn, có quán dùng thịt lợn luộc thái chỉ, có quán cầu kì hơn đem thịt đi chiên giòn, cắn vào thơm bùi ngon miệng. 

Đặc biệt nhất vẫn phải là lươn. Lươn phải chọn lươn tươi, ngon, thui qua rồi mới mổ. Cách làm này khiến lươn không bị mất máu nên thịt ngọt và ngon hơn. Cùng với chút mắm tôm đưa hương thoang thoảng, bún thang lươn Hưng Yên là món mà chỉ một lần thưởng thức là còn phải nhớ mãi về sau.

2. Canh cá rô đồng

Bên cạnh bún thang lươn, người Hưng Yên còn tự hào bởi đặc sản canh cá rô, một món ăn đậm chất hương đồng gió nội khác của mảnh đất trù phú. Canh cá rô Hưng Yên là canh cá ngọt, được ăn cùng rau cải trần. Cá được chế biến từ những con cá rô nhỏ. Dù cá nhỏ nhưng người làm sau khi nấu chín vẫn phải tỉ mỉ gỡ xương từng con, rồi lọc sạch sẽ, tẩm ướp gia vị cẩn thận, kế đó mới đem chao dầu cho săn thịt lại, óng vàng sắc nghệ. Cá rô đồng đã nổi tiếng thơm ngon, cách chế biến lại kì công như vậy nên càng ngọt thịt, đậm đà.


Canh cá rô được ăn cùng bánh đa Hưng Yên chính hiệu. Những sợi bánh đa được chan ngập loại nước dùng nấu bằng cá rô, hơi sẫm màu, lăn tăn những hạt trứng cá vàng ươm - cái màu không thể lẫn được của món canh cá rô miền Bắc. Canh cá rô cũng có thể ăn kèm đậu phụ rán. Đậu phụ chiên nóng vàng rộm, ăn kèm bát canh cũng nóng hôi hổi, còn xực nức mùi cá và cái hăng nồng của cải ngọt thật ngon khó cưỡng.

Xem thêm: Dịch vụ đặt tiệc buffet, tiệc cưới trọn gói giá rẻ tại Hưng Yên

Thứ Hai, 15 tháng 8, 2016

Rượu Lạc Đạo nổi tiếng đất Văn Lâm

1. Rượu Lạc Đạo
Ai có dịp đến với huyện Văn Lâm - Hưng Yên chắc chắn không thể không thưởng thức một loại rượu quê vô cùng nổi tiếng ở nơi đây.


Rượu Lạc Đạo chất lượng tốt, với giá rẻ bình dân so với thu nhập của người lao động, rượu có hương thơm nồng của lúa nếp, vị êm dịu xen chút cay nhẹ của 36 vị men thuốc bắc. Được nấu theo phương pháp truyền thống và là sản vật dâng tiến lên vua hàng năm thời phong kiến, rượu lạc đạo là đặc sản nổi tiếng của Văn Lâm - Hưng Yên và cũng là món quà quê tâm huyết của các nghệ nhân nấu rượu nơi đây muốn gửi tặng đến mọi người trên đất nước Việt Nam


Rượu Lạc Đạo có đặc điểm:
+ Được nấu theo phương pháp truyền thống, rượu có thương hiệu, đầy đủ tem nhãn và giấy tờ kinh doanh theo quy định pháp luật
+ Hương vị thơm nồng, êm dịu và dễ uống
+ Không sốc, không bị đau đầu và khi say không làm cơ thể mệt mỏi, choáng váng
+ Rượu nếp cẩm

2. Cơm nắm muối vừng
Nguyên liệu làm cơm nắm muối vừng ngon
 + 3 thìa đường
 + 1 thìa muối
 + 500g gạo dẻo và thơm
 + 100g lạc
 + 50g vừng
Bước 1: Thực hiện làm muối vừng trước.
Cách làm muối vừng: Vừng nhặt sạch và rang cho thơm. Sau đó để nguội và giã nhỏ. Lạc rang chín, bóc vỏ và giã dập. Gia vị đường và muối cho vào giã nhỏ. Sau đó trộn đều vừng, lạc và gia vị theo khẩu vị ăn.


Bước 2: Gạo tấm vo sạch với nước sau đó nhặt bỏ trấu rồi để ráo nước. Sau đó, cho gạo vào nồi và nấu chín. Lưu ý, cách nấu cơm nắm muối vừng ngon nên chọn gạo dẻo, không được quá khô và không nên nấu ít nước vì nếu cơm khô thì khi nén cơm sẽ khó kết dính.
Cơm nắm Lạc Đạo thịnh hành nhiều vào mùa hè. Ngoài để ăn sáng, ăn trưa, nhiều nơi còn đặt làm cỗ cưới, lễ chùa, đi dã ngoại hay là đồ nhậu được quý ông ưa thích ngày nắng. Đây là món ăn vừa tiện ích, kinh tế, lại an toàn thực phẩm.
Xem thêm: Dịch vụ đặt tiệc buffet, tiệc cưới trọn gói ở huyện Văn Lâm - Hưng Yên với Hưng Thịnh Catering để biết thêm nhiều đặc sản, nhiều món ăn ngon nổi tiếng ở Văn Lâm nữa nào... 

Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2016

Cách nấu canh rong biển đúng chuẩn Hàn Quốc

Nếu bạn và gia đình yêu thích món ăn truyền thống của người Hàn Quốc hãy dành thời gian học ngay cách nấu canh rong biển, chỉ vài phút chuẩn bị nguyên liệu và vài thao tác đơn giản bạn đã có được món ăn bổ dưỡng thơm ngon cho gia đình. Sau đây Đặt tiệc ở Hưng Yên xin giới thiệu công thức món canh này cho các bạn cùng thưởng thức nhé.


Chuẩn bị:

  • 150gam rong biển khô
  • 100gam thịt bò ( chọn thịt bò tươi, miếng thịt ngon)
  • Nước tương ( chọn xì dầu Hàn Quốc)
  • 4 tép tỏi
  • 50ml rượu trắng ( rượu Hàn Quốc)
  • Gia vị: muối, dầu ăn, hạt tiêu

Hướng dẫn cách nấu canh rong biển:

Bước 1:

Rong biển được ngâm trong nước lạnh, sau 20 phút rong biển sẽ nở mềm. Sau đó vớt rong biển ra rổ để ráo nước và cắt thành từng khúc nhỏ.

Rong biển có mùi tanh, nếu không loại bỏ mùi tanh này có thể sẽ khiến cho mùi vị nồi canh không hấp dẫn và khó ăn. Vì vậy, bạn có thể bóp rong biển với một chút giấm ăn sau khi ngâm với nước để loại bỏ mùi tanh đó.

Bước 2:

Thịt bò rửa sạch, thái thịt bò thành những miếng nhỏ. Sau đó ướp thịt với 1 thìa nước tương, ½ thìa cafe hạt tiêu, 1 thìa canh rượu trắng Hàn Quốc, trộn đều thịt và ướp trong 30 phút.

Bước 3:

Cho dầu ăn vào nồi, đặt lên bếp để lửa nhỏ. Sau đó cho thịt bò được ướp vào xào cho tới khi thịt tái chín thì cho rong biển vào xào cùng.  Đảo đều cho rong biển và thịt bò ngấm gia vị, sau 5 phút có thể tắt bếp.


Bước 4:

Cho 150ml nước và nồi thịt bò và rong biển xào để nấu canh. Bạn có thể cho thêm nước nếu muốn ăn thêm canh, tuy nhiên nên cho vừa lượng nước để canh có vị đậm đà và ngon.

Đun canh cho tới khi nước canh sôi thì tắt bếp. Sau khi canh sôi bạn cho tỏi đã được bầm dập vào nồi canh để có vị tỏi thơm. Cuối cùng là nêm nếm gia vị cho vừa miệng.

Chúc các bạn ngon miệng nhé!

Thứ Tư, 10 tháng 8, 2016

Ngẩn ngơ với món cá rô phi hấp hành gừng đậm vị quê

Cuối tuần hãy cùng cả nhà thưởng thức món cá rô phi hấp hành gừng mang đậm vị đồng quê nhé. Món này chắc chắn sẽ làm cho gia đình bạn thích mê đấy.


Nguyên liệu:

– Cá rô phi: 1 con (500 gr)

– Nấm hương: 10 cái

– Gừng: 1 củ nhỏ

– Hành hoa, thì là, rượu, nước tương, dầu hào, hạt tiêu, hạt nêm, gia vị, bột nghệ.

Thực hiện:

Bước 1: Gừng rửa sạch, băm nhỏ 1 mẩu nhỏ còn lại thái chỉ. Hành hoa, thì là rửa sạch thái khúc.

Bước 2: Cá rô phi đem đánh vảy, moi ruột, bỏ mang, cạo sạch màng đen trong bụng cá rồi rửa lại với nước cho sạch, để ráo nước. Dùng dao khứa vài đường trên thân cá rồi ướp cá với 1 thìa ăn cơm rượu, 1 thìa ăn cơm dầu hào, 2 thìa nước tương, 1 thìa ăn cơm hạt nêm, 1 thìa cà phê gia vị, ít hạ tiêu và chỗ gừng băm nhỏ. Để cá vào ngăn mát tủ lạnh vài tiếng cho cá ngấm gia vị.


Bước 3: Lấy cá ra khỏi tủ, dùng 2/3 chỗ hành, gừng, thì là lót xuống đáy cá và nhét vào trong bụng cá. 1/3 chỗ gừng, hành hoa, thì là còn lại thì rắc lên trên đĩa cá.

Bước 4: Nấm hương rửa sạch, ngâm nở với tí xíu nước rồi cho cả nấm và nước dội lên trên đĩa cá. Cho vào nồi hấp, hấp cách thủy trong vòng 30 phút là cá chín.

Bước 5: Cho cá hấp hành gừng ra và ăn nóng, có thể chấm thêm cùng nước mắm gừng pha chua ngọt.

Chúc các bạn ngon miệng!

Thứ Sáu, 5 tháng 8, 2016

Học lỏm bí quyết làm tương bần đặc sản Hưng Yên

Tương Bần là loại tương nổi tiếng, là một trong những món đặc sản Hưng Yên. Loại tương này được đánh giá là một trong những loại tương ngon của Việt Nam, mang đậm đặc trưng vùng đồng bằng Bắc Bộ.


Nguyên liệu:

Gạo nếp: Xưa kia dân làng thường chọn gạo nếp cái ré hoặc nếp cái hoa vàng (loại nếp khi hạt chín có ra thêm nhành hoa màu vàng), được trồng ở trong vùng. Ngày nay nếp ré, nếp cái hoa vàng đã thoái hóa, người làm tương chọn loại gạo nếp sẵn có ở các chợ quê. Nếp phải đều hạt, không lẫn gạo tẻ, không xát trắng quá. Xưa kia gạo nếp giã dập 600 chày là được. Đỗ tương: Loại đỗ tương quê, còn gọi là đỗ tương ré trồng nhiều ở đất bãi ven sông, hạt nhỏ, tròn có màu vàng xen lẫn màu mận chín, vỏ mỏng, cùi dày, rang chín ăn bùi và thơm béo. Muối: Lựa muối hạt trắng tinh, đem về nhà để một thời gian cho chảy nước chát mới mang ra dùng.

Dụng cụ làm tương gồm: Cối xay đá để xay vỡ vụn hạt đỗ tương sau khi đã rang chín; Nồi đồng và chõ để thổi xôi; Chảo gang để rang đỗ, là chảo lớn đường kính đến 100cm, thành chảo cao để đỗ không bắn ra ngoài; Nong, nia để tãi cơm và ủ mốc; Vải màn để đắp cơm; Chum sành để ngả tương. Ở làng Bần có các loại chum 30lít, 50 lít, 80 lít, to nhất là 100lít. Chum bằng đất sét nặng mới chịu được nước mặn và phơi giữa nắng hè không bị nứt vỡ. Loại chum này được sản xuất ở lò gốm thuộc tỉnh Thái Bình và chum ở làng Thổ Hà (Bắc Ninh); Chậu: chậu nhôm, chậu sành, chậu nhựa dùng để đãi gạo, đỗ và lọc nước muối; Quấy tương, còn gọi là trang tương: dụng cụ bằng gỗ cán dài, có lưỡi gỗ hình bán nguyệt dài 15cm, rộng 6 đến 8 cm cắm ở đầu cán dùng để quấy tương trong chum. Dụng cụ quấy tương phải bằng gỗ mới chịu được mặn, không nứt vỡ. Quấy tương còn là công cụ đảo đỗ tương khi cho đỗ vào chảo rang.

Cách làm :

Làm mốc: Chọn gạo nếp tốt, đều hạt, không lẫn tẻ, cho vào chậu nước khoảng 6 giờ thì vớt ra, đợi nước sôi mới cho gạo vào chõ để đồ thành xôi mốc, có thể đồ xôi bằng xoong nhôm lớn, đường kính miệng 60cm, đáy nồi để giá nhôm 3 chân có lỗ thủng tròn, trên đặt vỉ đan bằng nan tre, lại đặt 2 sợi dây thừng gấp đôi trên mặt vỉ để khi xôi chín thì kéo xôi ra (kể từ khi hơi nước sôi ở nồi thông lên miệng chõ gạo chừng 25 – 30 phút thì được xôi chín tới). Đồ xôi chín nát quá, tương sẽ bị đen. Xôi sống thì tương bị chua. Xôi chín tới mang dỡ tơi ra nia, dày khoảng 2-3cm. Nếu làm mốc vào mùa nóng, tãi xôi đến lúc nguội hẳn thì phủ vải màn kín lên mặt cơm xôi. Làm mốc vào mùa lạnh, tãi xôi khi còn âm ấm tay thì phủ vải lên cơm xôi và cho xếp nia lên giá đặt nia mốc.


Phủ vải màn làm mốc là một sáng tạo của người làng Bần. Trước kia họ ủ mốc bằng cành lá nhãn hoặc lá mướp. Hơi nước ở cơm xôi bốc lên ngưng thành hạt và nhỏ xuống. Chỗ nào bị nước nhỏ, xôi nát, mốc bị đen ảnh hưởng đến chất lượng của tương. Phủ vải màn hơi mốc thoát ngay, không bị đọng giọt nước nên mốc lên đều hơn. Ủ hai ngày đêm thì cơm xôi xuất hiện nấm mốc tơ trắng, cậy mốc ra đảo cho mốc rời từng hạt và tãi đều ra nia, phủ vải màn ủ tiếp. Trời nóng ủ thoáng. Gặp trời lạnh phủ thêm bao tải để giữ nhiệt. Giai đoạn này gọi là xoa mốc. Sau xoa mốc, tùy vào nhiệt độ nóng hay lạnh (dân gian gọi là tùy theo chiều trời) đến 3 hoặc 4 ngày sau nấm mốc phát triển, ta mở vải ra xem thấy mốc lên đều, ngả màu hoa cau, hoặc hoa thiên lý thì hạ nia dùng nậy mốc (hay gọi là xẻng nậy mốc) bậy, lấy mốc ra bóp nhỏ trộn đều chuẩn bị muối mốc. Mốc hỏng có màu đen, màu đỏ nếu ép cho vào ngả tương, chất lượng tương sẽ kém.

Xoa mốc là việc vất vả nhất trong các công đoạn làm tương. Mùa nắng nóng, mốc lên nhanh, khô cứng, bụi mốc dày, mỗi lần xoa đảo bụi bay khắp nhà làm nhiệt độ trong phòng tăng lên. Trước cảnh xoa mốc, đảo mốc bằng tay vất vả và năng suất không cao trong công nghệ làm tương cổ truyền, năm 2001, anh Lê Đình Đạt đã sáng tạo ra máy đảo mốc. Máy là một bộ phận khung sắt hình chữ nhật cài thêm các răng sắt gắn vào trục của mô tơ điện. Khi mô tơ điện chạy, khung sắt và răng sắt đánh tơi mốc ra. Đơn giản là vậy nhưng anh Đạt phải mày mò thử nghiệm trên 1 năm mới có một khung sắt chuẩn để khi mô tơ quay khung sắt không làm nát mốc, không đẩy mốc ra ngoài khuôn và không làm mốc bị dồn vào một chỗ dẫn tới kẹt cứng khung sắt. Từ khi có máy đánh mốc, năng suất xoa mốc mỗi giờ bằng 4 người làm thủ công, giải phóng một phần sức lao động ở khâu nặng nhọc nhất của công nghệ làm tương cổ truyền. Năm 1997, Trung tâm ứng dụng và tiến bộ khoa học, Sở khoa học công nghệ và môi trường tỉnh Hải Dương đã thực hiện dự án ứng dụng công nghệ mốc trung gian vào sản xuất để nâng cao chất lượng đặc sản tương Bần, ứng dụng ở 11 hộ nông dân đạt kết quả tốt. Khi ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mốc trung gian thì thời gian lên mốc nhanh từ 2-3 ngày so với sản xuất theo công nghệ cổ truyền. Mùa đông sử dụng mốc trung gian thì mốc lên nhanh, đều, đẹp cho chất lượng tương khá tốt.

Ngâm đỗ: Đồng thời với thổi cơm xôi là cho đỗ tương vào chảo rang. Rang đỗ phải nhỏ lửa, quấy đều, đỗ chín vừa tầm, vỏ ngoài vẫn giữ được màu trắng nhưng cùi đỗ thì chín vàng, tỏa mùi thơm. Nếu đỗ rang già quá thì cùi đen, màu tương sẽ bị đen. Nếu rang non quá thì cùi trắng, tương dễ bị thối. Rang đỗ xong thì cho vào cối đá xay nát đỗ ra, ngày hôm sau cho vào chum sành, đổ nước vào ngâm. So với công nghệ làm tương cổ truyền, hiện nay việc rang đỗ và xay đỗ đã được cải tiến. Ngày xưa rang đỗ bằng chảo gang, mỗi mẻ 5 ca (khoảng 7,5kg), người rang phải đảo liên tục trong thời gian một giờ. Ngày nay, do cải tiến kỹ thuật rang đỗ bằng kiểu lò bánh mì, mỗi lần cho vào lò 4 đến 5 khay, rang được khoảng trên dưới 30kg đỗ trong vòng một giờ. Cách rang này đảm bảo đỗ chín đều và năng suất lao động tăng 4 đến 5 lần so với rang thủ công.

Xay đỗ được cơ khí hóa, nếu như trước đó nhà sản xuất tương phải dùng cối đá để xay (thường là quay bằng tay), mỗi giờ chỉ xay được từ 1-5kg, thì ngày nay nhờ việc xay bằng máy (mô tơ điện) năng suất xay đỗ tăng từ 10 đến 15 lần. Loại máy xay này giống như máy xay bột trẻ em, hầu như nhà nào cũng sử dụng. Để sản xuất 1 lít nước tương cần có 0,2kg đỗ. Nước là yếu tố quan trọng góp phần vào chất lượng của tương làng Bần. Người làng Bần sử dụng nước mưa đã được tích trữ vài tháng và nguồn nước ngầm ở làng, trong như nước mưa và không có mùi vị, để làm tương. Xưa dân làng lấy nước ở giếng Đanh. Bây giờ bà con làm giếng khoan bơm tay, nước từ giếng khoan lấy lên vẫn trong và không có mùi vị nhưng được lọc qua bể cát để khử tạp chất. Chum nước đỗ tương phải để chỗ râm mát, nhiệt độ vừa phải, không để nóng quá nước tương mau ngả mùi thiu. Ở làng Bần có câu Cha thiu mẹ thối, nghĩa là xôi mốc phải hơi thiu, nước đỗ phải hơi thối thì làm tương mới ngon.

Muối mốc (ủ mật): Mốc ủ 7 ngày ngả màu hoa cau, hoa thiên lý thì mang ra bóp nhỏ, vẩy nước tương trong (nước ngâm đỗ chưa có muối) trộn đều khi nào mốc nắm cơm chim đặt cạnh mà không dính vào nhau là được. Bốc mốc trộn nước tương cho vào thúng ủ kín 3 đến 4 ngày tùy vào thời tiết nóng hay lạnh để cho mốc ra nước mật.

Đánh tương: Ngả tương xong buổi sáng mở nắp chum dùng quấy tương đánh đều từ dưới lên và phơi nắng cho đến tối thì úp nắp chum, sáng hôm sau lại làm thế. Tránh quấy khi nước tương đang bị nắng nóng sẽ dễ làm chua tương. Đánh mốc liên tục khoảng một tháng để cho bay hết hơi mốc, cái tương chìm xuống, nước cốt tương nổi lên là được. Tương phơi nắng 3 tháng cho ngấu mới lấy ra ăn, khi đó từ 100 lít tương chỉ còn 80 lít. Thời gian làm tương ở làng Bần từ tháng 3 âm lịch đến tháng 10 âm lịch. Tương ngon nhất là làm vào tháng 6 âm lịch. Dân gian có câu Tháng sáu máu rồng. Đánh giá chất lượng của tương Bần, trước hết nhìn vào màu tương. Tương đạt chuẩn màu vàng sẫm như mật ong, hoặc màu cánh gián. Tương rót ra sánh đặc không có mùi ngái, dậy lên mùi thơm. Nếm tương có cảm giác bùi béo, đậm, ngọt mặn là tương tốt, để được lâu.

Thứ Năm, 4 tháng 8, 2016

Canh khoai tây sườn nóng hổi vừa thổi vừa ăn

Những ngày mùa đông lạnh giá, thưởng thức bát canh khoai tây thơm mềm, nóng hổi với cơm trắng thì còn gì bằng. Hãy cùng học lỏm công thức nấu món canh này nhé.


Nguyên liệu:

– 3 củ khoai tây to

– 1 củ cà rốt to

– 300-400g sườn

– 2 nhánh hành lá

– 1 mớ mùi tàu

– Gia vị: bột nêm, bột canh, mì chính (tùy ý)

Cách làm:

Bước 1: Sơ chế rau củ:

– Khoai tây gọt vỏ, bổ miếng vừa ăn.

– Cà rốt gọt vỏ, dùng dao tỉa 4 rãnh cách đều nhau xung quanh thân củ để tạo hoa cà rốt, xắt cà rốt thành các miếng có độ dày 1 cm.

– Hành, mùi tàu rửa sạch, cắt khúc.

Bước 2: Sườn cho vào nồi luộc sơ, vớt ra để ráo nước.


Bước 3: Hành củ bóc vỏ, thái lát rồi phi thơm, cho sườn vào đảo với hành, thêm ít bột canh. Sau đó đổ nước vào, đun sôi.

– Trong quá trình sôi, hớt bọt bẩn cho nước canh trong. Hớt bọt xong, hạ lửa, đun liu riu cho đến khi sườn mềm.

Bước 4: Khi sườn mềm, cho khoai tây, cà rốt vào, đun cho đến khi tất cả chín (không để chín quá, khoai và cà rốt sẽ nát).

– Nêm nếm gia vị cho vừa miệng. Trước khi cho canh ra, vặn lửa to, thả rau mùi, hành vào, để khoảng 10 giây đến 1 phút rồi tắt bếp.

Chúc các bạn thành công và ngon miệng!

Thứ Tư, 3 tháng 8, 2016

Thịt thỏ nấu nấm ngon ơi là ngon

Thịt thỏ nấu nấm là món ăn cực thơm ngon và hấp dẫn, với hương vị ngọt mềm của thỏ kết hợp hoàn hảo với hương thơm của nấm chắc chắn sẽ chiếm được cảm tình của các thành viên trong gia đình bạn. Hãy cùng vào bếp với 7monngonmoingay.net học cách thực hiện ngay món ăn này nhé.


Nguyên liệu:

+ Thỏ: 3 kg
+ Nấm hương: 100 g 
+ Muối, nước mắm, hạt tiêu, rượu trắng
+ Rau mùi 
+ Mỡ nước: 100 g 
+ Hành khô: 2 củ, tỏi: 1 củ 

Cách làm:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
  • Hành khô, tỏi: Băm nhỏ.
  • Thỏ lột da dùng khăn lau khô, không được rửa.
  • Chặt miếng vừa ăn bằng nửa bao diêm.
  • Ướp thịt thỏ kĩ với nước mắm, rượu, hạt tiêu, muối và ít hành tỏi băm nhỏ.
  • Nấm hương ngâm rửa sạch, ngắt bỏ chân, nấm to cắt đôi.

Bước 2: Thịt thỏ nấu nấm
  • Bắc chảo lên bếp, cho mỡ vào chảo đun nóng già sau đó phi thơm hành tỏi băm nhỏ.
  • Bỏ thịt thỏ đã ướp vào xào vàng nêm mắm muối vừa ăn.
  • Trút thịt thỏ sang nồi sau đó đổ nước săm sắp mặt thịt.
  • Đậy kín vung, đun lửa liu diu đến khi thịt chín cho nấm vào nấu lẫn.
  • Đun đến khi thịt chín mềm róc xương, nước trong nồi còn lại một nửa. Tắt bếp.
  • Múc ra đĩa rắc hạt tiêu rau mùi lên trên. Ăn nóng.

Thứ Hai, 1 tháng 8, 2016

Những đặc sản quê hương Hưng Yên

Hưng Yên là tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng bắc bộ nổi tiếng với nhiều đặc sản ngon, nhiều món ăn làm say đắm lòng người. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu những đặc sản nổi tiếng ở Hưng yên
1. Tương bần
Từ xa xưa tương Bần là thứ sản vật ngon dùng để tiến vua. Ngày nay, tương Bần vẫn nổi tiếng khắp nơi và trở thành một loại nước chấm đặc sản khiến nhiều người “mê mẩn”.
Nguyên liệu làm tương Bần không khó kiếm nhưng công đoạn làm tương cực kỳ công phu và mất thời gian. Hơn nữa, để có những bát tương vàng ươm, thơm nức và ngọt đòi hỏi kỹ thuật, kinh nghiệm rất nhiều từ bàn tay của người thợ và “bí quyết” của từng gia đình. Phải mất ít nhất một đến hai tháng người thợ mới cho ra được một mẻ tương Bần. Tuy nhiên, thời gian lâu hay nhanh còn tùy thuộc vào thời tiết có nắng hay không.
Chỉ cần gạo nếp cái hoa vàng, đỗ tương và muối là đã có thể làm tương. Ba công đoạn chính là lên mốc xôi nếp, ngả đỗ và phơi tương (ủ tương). Thịt bê mà chấm với nước tương bần thơm ngon thì thật là tuyệt vời, không những thế tương bần còn là nguyên liệu chính cho món thịt đậu kho tương bần đầy hấp dẫn đấy.

2. Ếch om Phượng Tường
Làng Phượng Tường huyện Tiên Lữ có câu ca dao về món ếch om lưu truyền từ lâu đời chứng tỏ nó là món ăn tuy dân dã nhưng đã được nâng lên tới mức nghệ thuật trong khoa ẩm thực.
Trước hết là khâu chọn ếch. Chỉ có ếch từ tháng 9, tháng 10 trở đi con nào con nấy đều béo mẫm do tích nhiều mỡ, chui vào hang nghỉ đông thì thịt mới ngon.. Có được ếch ngon thì việc “làm lông” cũng phải công phu. Phải dùng lá tre, nước vôi, muối xát kỹ và rửa bằng nước dấm cho sạch hết nhớt. Ếch được chế biến thành hai món.
Nếu làm món ếch mọc thì phải lột sạch da cho thật khéo, từ miệng xuống chân, nguyên vẹn, không để cho da bị thủng rách. Thịt ếch đem băm nhỏ lẫn với vỏ quít khô, mộc nhĩ, nấm hương, thịt ba chỉ, trứng gà thêm gia vị tiêu, ớt, bột ngọt rồi cho vào cối giã mịn như giã giò. Sau đó nhồi lại vào da thành hình con ếch. Phải nhớ nhồi nom như ếch đói để khi chín nở ra là vừa. Đặt ếch lên điã để ngồi như ếch còn sống, ta cho vào nồi hấp. Lúc sắp bắc ra lấy trứng gà hoặc trứng vịt đánh nhuyễn dội lên mình ếch cho chảy xuống thành hình hoa mướp. Khi ăn dùng dao cắt ra từng miếng chấm với nước mắm hạt tiêu. Ai đã một lần thưởng thức tưởng không thể quên hương vị của thứ đặc sản này.

3. Bánh dày làng Giàu
Từ bao đời nay, bánh dày làng Gàu (xã Cửu Cao – Văn Giang) đã được xếp ngang với rượu Trương Xã, tương Bần, góp phần tô đậm thêm bản sắc văn hoá ẩm thực của đất Hưng Yên. Từ cây lúa hạt gạo, người làng Gàu đã sáng tạo ra loại bành dày có nhân ngon nổi tiếng trên cơ sở của chiếc bánh dày thời Lang Liêu đời Hùng Vương.
Bánh được làm từ gạo nếp cái hoa vàng, gạo vo kỹ, ngâm với nước sạch và đồ chín. Nhân bánh là đỗ xanh đãi sạch vỏ, thổi chín, giã nhuyễn, nắm thành từng nắm nhỏ. Nếu làm bánh mặn thì dùng nhân thịt nạc, làm bánh ngọt, trộn đỗ xanh với đường cát. Cái đặc sác của bành dày làng Gàu là gạo nếp phải được gieo trồng trên đồng ruộng làng Gàu, ngâm nước giếng làng Gàu, và được chính tay khéo léo của các cô gái làng Gàu nặn mới thành tấm bánh xinh xắn, thơm ngon.
Bánh dày làng Gàu được khách xa gần đến đặt mua với số lượng hàng tạ phục vụ cho các cửa hàng ăn uống ở thủ đô, hội nghị, tiệc cưới, đã tạo thêm việc làm cho hàng ngàn lao động. Tết đến xuân về, bánh dày được đặt trang trọng trên ban thờ nghi ngút khói hương cũng là một nét đẹp văn hoá của quê ta…

4. Nhãn lồng
Nhãn được trồng ở nhiều nơi trên đất nước nhưng lại “bén duyên” với mảnh đất Hưng Yên bởi loại nhãn nơi đây sai trĩu quả, khi chín hương thơm lan tỏa khắp đất trời. Nhãn ra hoa vào đúng mùa xuân, những ngày có cả mưa phùn và lạnh. Nếu vào dịp có nắng ấm, hương thơm sẽ tỏa nhẹ thơm mát làm ngây ngất lòng người; giá trị và hương vị ngọt ngào hiếm có của những cây nhãn nơi đây đã trở thành quà tặng mà thiên nhiên ưu ái dành riêng cho mảnh đất này.
Mùa tháng 7, tháng 8 đang là mùa nhãn chín rộ. Đi trên đường ai cũng có thể chạm tay vào những chùm nhãn bóng mịn, nặng trĩu. Hưng Yên như một vương quốc nhãn lồng với hàng ngàn cây trĩu quả, những cây nhãn chín rộ nhuộm vàng một góc trời, dòng người tấp nập đổ về mua nhãn đông đúc, chật kín. Từng trái nhãn, vị nhãn đều đậm đà một hương vị khó quên, không thể trộn lẫn với bất cứ nơi đâu. Nhãn lồng Hưng Yên quả to tròn, vỏ có màu vàng nâu nhạt, cùi dày, ráo nước, bóc một lớp vỏ mỏng láng để lộ lớp cùi nhãn dày trắng ngà, bên trong là hạt nhỏ màu đen nháy, đưa vào miệng nếm thử có vị ngọt thơm, giòn dai. Mùi hương cũng rất đặc trưng, đó không phải là một mùi thơm nức mũi mà nhẹ nhàng, tinh khiết và dịu mát. Mùa hè mà có bát chè khúc bạch - nhãn lồng thì thật là tuyệt vời phải không?
5. Gà Đông Tảo
Là giống gà quý chỉ có ở huyện Khoái Châu, gà Đông Tảo còn được gọi là gà chân voi đôi chân to sần sùi như chân voi, thân hình chắc nịch. Giống gà này rất khó nuôi, đòi hỏi phải kỳ công chăm sóc và gà càng già càng quý, thịt ăn thường có mùi vị thơm ngon đặc trưng không lẫn với bất kỳ loại gà nào.
Gà Đông Tảo có thể được nấu thành nhiều món, nhưng độc đáo nhất là món “vảy rồng hầm thuốc bắc” làm từ đôi chân to quá khổ của chúng.

6. Chả gà Tiểu Quan
Tiểu Quan là một thôn nhỏ thuộc xã Nhuế Dương huyện Khoái Châu (Hưng Yên). Cách làm chả rất công phu. Khi thịt con gà, phải chọn chỗ thịt nạc, bỏ hết gân, xương rồi chặt nhỏ cho vào cối giã. Khi giã gần được thì trộn với lòng đỏ trứng gà, nước mắm ngon, hạt tiêu, gừng, mỡ lợn thái hạt lựu rồi giã tiếp. Giã thịt cũng phải cách, nhát nào chắc nhát ấy không để thịt bắn ra ngoài. Giã xong lấy miếng mo cau phết thịt lên phên để nướng. Việc phết thịt lên phên cũng không phải dễ dàng, nếu phết quá mỏng thịt sẽ chảy sệ và rơi xuống hoả lò, nếu dày quá thịt sẽ không chín đều. Nướng chả phải nướng bằng tha hoa, than củi, nếu là than nhãn thì tốt. Nếu kiếm được quả thông khô cho vào than thì càng thơm. ăn chả gà đúng hơn là thưởng thức một món ăn lạ độc đáo, không thể ăn bỗ bã như các thứ khác. Khi ăn ta nhấm nháp từ từ để các giác quan cảm nhận được vị ngọt béo, thơm cay của chả.
Ăn chả gà thích nhất là vào dịp tết, trời se lạnh, có điều kiện ngồi lai rai. Ngoài trời mưa phùn mờ sương, bạn hữu quây quần nâng chén rượu Trương Xá ăn với chả gà, chiều xuân vào tối lúc nào không hay…
Trên đây là 6 đặc sản nổi tiếng nhất Hưng Yên, nếu có một lần đi qua nơi đây bạn hãy dừng chân để thưởng thức những đặc sản này nhé...